Dương Trạch Di chia sẻ cô nhiều lần tìm cách tự tử do không chịu nổi nhục nhã.
Theo lời kể của Dương Trạch Di mỗi lần sau khi công tác, quản lý đều mang cô tới khách sạn để giở trò đồi bại. Nữ ca sĩ không thể phản kháng nếu không sẽ bị đánh đập. Thậm chí, khi cơ thể Dương Trạch Di không thoải mái, quản lý cũ Hà Anh Kiệt vẫn không buông tha cho cô.
Một lần nữ ca sĩ bị lên cơn động kinh và ngất xỉu. Khi tỉnh lại, cô thấy quần áo xộc xệch, cơ thể bị xâm hại. Cô không ngờ trong lúc hôn mê vẫn bị giở trò đồi bại.
Đối mặt với những lời tố cáo của Dương Trạch Di, Hà Anh Kiệt phủ nhận đã xâm hại nữ ca sĩ. Anh này khẳng định cả hai quan hệ tình dục là tự nguyện, vào thời điểm đó cả hai đang hẹn hò. Nhưng Dương Trạch Di cho biết họ không hề có quan hệ tình cảm, Hà Anh Kiệt đã nói dối.
![]() |
Sau ồn ào với quản lý cũ, Dương Trạch Di cũng bị rời nhóm nhạc. |
Hiện tại, nữ ca sĩ 26 tuổi đã dừng việc ca hát, còn Hà Anh Kiệt cũng bị sa thải chức quản lý của nhóm nhạc FFX. Ngoài Dương Trạch Di một thành viên khác là Christy cũng tố bị người quản lý xâm hại.
"Tôi sợ hãi trước những cạm bẫy và tội ác ở showbiz", Dương Trạch Di nói.
(Theo Zing)
"Một vụ nổ lớn" đã xảy ra ở showbiz Hàn Quốc nửa đầu năm 2019. Hàng loạt thần tượng đối diện lao lý ở tuổi đôi mươi, "bố Yang" đành từ chức sau những năm tung hoành ngang dọc.
" alt=""/>Nữ ca sĩ Hong Kong bị quản lý ép làm nô lệ tình dục suốt 2 nămCác nhà đầu tư ngày càng nghi ngại về các giao dịch SPAC nói chung và giao dịch truyền thông nói riêng, trong bối cảnh thị trường chứng khoán gần đây không mấy tích cực.
Thương vụ này đưa Binance trở thành một trong hai cổ đông lớn nhất của Forbes, tạp chí có 104 tuổi đời, và sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán New York với mã FRBS. Công ty tiền ảo này cũng sẽ có được 2/9 ghế trong hội đồng quản trị.
Sự kiện cho thấy lĩnh vực tiền ảo ngày càng gia tăng ảnh hưởng trong thế giới thực, nơi chứng kiến sự hình thành của tầng lớp tỷ phú mới và cơn sốt liên quan các tài sản kỹ thuật số. Đây là khoản đầu tư lớn đầu tiên của lĩnh vực tiền điện tử vào một tài sản truyền thông truyền thống của Mỹ, sau khi xuất hiện lĩnh vực này tràn ngập tại các đấu trường thể thao và nhận được làn sóng khuyến khích của những người nổi tiếng.
Forbes được thành lập cách đây hơn 1 thế kỷ và đã bán 95% cổ phần cho hãng truyền thông tích hợp Whale Media có trụ sở tại Hồng Công với định giá 475 triệu USD.
Tạp chí và nhà xuất bản điện tử này đa dạng nguồn thu thông qua các giao dịch cấp phép, thương mại điện tử và bán trực tiếp cho người dùng cuối. Công ty nói rằng hiện có thể tiếp cận hơn 150 triệu người thông qua các sự kiện và sản phẩm nội dung của mình.
Ngoài ra, Forbes còn nổi tiếng với bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới hàng năm.
Changpeng Zhao, người sáng lập và CEO của Binance cũng đã xuất hiện trong danh sách gần đây của Forbes. Theo Bloomberg News, tài sản ròng của Zhao khoảng 96 tỷ USD, chưa bao gồm các khoản nắm giữ tiền ảo cá nhân, đưa ông chủ của sàn giao dịch này là doanh nhân tiền ảo giàu nhất thế giới.
Zhao tin rằng thế hệ sản phẩm nội dung tiếp theo sẽ là lĩnh vực phát triển cho Web 3.0, phiên bản phi tập trung hơn của Internet ứng dụng công nghệ chuỗi khối, vốn là nền tảng của tiền số và các mã thông báo không thể thay thế, còn gọi là NFT.
“Đây là bước đầu tiên để tiến vào thị trường thực sự có tiềm năng lớn khi áp dụng các công cụ dựa trên nền tảng Web 3.0. Sẽ là không khôn ngoan nếu không nhắm vào các lĩnh vực đã chín muồi để đầu tư cơ sở hạ tầng”, một người am hiểu về chiến lược của Binance giải thích.
Công ty tiền điện tử đã tiếp cận Forbes sau khi xác định được 3 nền tảng truyền thông và nội dung có tiềm năng cao, người này nói thêm.
Các chuyên gia tiền số cho biết họ kỳ vọng có đợt giải ngân lớn vào năm nay khi nhiều công ty đã gọi được số vốn khổng lồ.
Binance thành lập năm 2017 tại Trung Quốc nhưng chưa có các văn phòng vật lý. Theo quy định, công ty này sẽ phải tiến hành lựa chọn vị trí để đặt trụ sở chính.
Vinh Ngô (theo CNBC)
Sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới không có trụ sở, văn phòng hay giấy phép chính thức. Nhưng giờ đây chính phủ nhiều nước đang muốn kiểm soát Binance.
" alt=""/>Binance trở thành một trong hai cổ đông lớn nhất của ForbesTrong chương trình Đối thoại chính sách của Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng ngày 13/8, nhóm Đối thoại giáo dụcđã đề cập tới các vấn đề nóng của giáo dục hiện nay: kỳ thi quốc gia, thị trường giáo dục, tạo nguồn nhân lực.
Buổi đối thoại diễn ra với sự dẫn dắt của biên tập viên Quang Minh và 3 khách mời. Dưới đây là thảo luận về "thị trường giáo dục".
![]() |
Biên tập viên Quang Minh:Xin hỏi ông Ngô Bảo Châu là từ câu chuyện dừng 207 ngành học tại các trường đại học, nó để lộ những vấn đề gì, khiếm khuyết gì của các trường đại học hiện nay?
GS Ngô Bảo Châu:Về vấn đề này, trong nhóm chúng tôi đã có thảo luận và có nhiều ý kiến khác nhau.
Theo ý kiến cá nhân,, tôi khá ủng hộ việc dẹp bớt những khóa đào tạo kém chất lượng, một số khóa đào tạo không đủ giáo viên cơ hữu, hay tôi đặc biệt lưu ý những khóa đào tạo từ xa. Khi mà thay vì học cả học kỳ, sinh viên chỉ học 1 tuần hoặc vài ngày. Những khóa học từ xa có rất nhiều tiêu cực khác, kể cả trong lối sống của giáo viên.
Về vấn đề này tôi nghĩ là, tuy rằng nó đi ngược với nguyên tắc của thị trường nhưng cần phải quản lý chặt và mạnh dạn dẹp bớt những hình thức đào tạo như vậy.
Việc này đòi hỏi một sự dũng cảm nhất định vì khi làm như vậy thì hiển nhiên là cơ quan quản lý đánh vào nồi cơm của một số giáo viên, giảng viên. Nhưng theo ý kiến cá nhân của tôi thì nên làm và cần làm.
BTV Quang Minh: Như vậy, ý kiến của ông là đây là một thị trường đặc thù và cần sự quản lý chặt của cơ quan Nhà nước?
GS Ngô Bảo Châu:Ý kiến chung của tôi thì vẫn tin rằng về lâu về dài thì cái làm thay đổi cục diện giáo dục vẫn là sự tự chủ của các trường đại học và cạnh tranh, làm nên sức mạnh của từng trường một. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng vẫn phải thường xuyên kiểm tra về mặt chất lượng.
BTV Quang Minh:Xin mời ý kiến thêm của anh Ngọc Anh. Thực ra, ông Ngô Bảo Châu cũng đã đặt ra một vấn đề đang gây tranh cãi về mặt dư luận là có nên coi giáo dục là một thị trường hay không? Hay là một lĩnh vực rất đặc thù, cần sự quản lý chặt của cơ quan Nhà nước? Bởi vì hiện nay chúng ta đang động chạm đến vấn đề con người.
PGS Trần Ngọc Anh:Tôi là người nghiên cứu kinh tế. Quan điểm của tôi là giáo dục đại học thực sự là một thị trường và nó có thể hoạt động tốt, ít cần sự can thiệp của Nhà nước, Chính phủ.
![]() |
PGS Trần Ngọc Anh |
Nếu anh hỏi tôi về bệnh viện thì tôi sẽ nói không phải. Y tế là lĩnh vực mà bệnh nhân khi đến họ khó có thể biết chất lượng khám như thế nào, cái máy đó, thuốc đó có chữa được cho họ không.
Nếu anh hỏi tôi về giáo dục phổ thông thì tôi cũng nói đó không phải do thị trường quyết định.
Nhưng tôi nghĩ rằng giáo dục đại học là nơi mà người tiêu dùng biết khá tốt về chất lượng giáo dục, nên ở đó không có vấn đề hạn chế thông tin nhiều như hai lĩnh vực trước tôi nêu.
Theo tôi thì nên mở rộng vai trò thị trường. Một trong những điều mà tôi nghĩ chúng ta có thể làm để bật phá được giáo dục đại học của mình là nên để cho thị trường tham gia một cách mạnh mẽ hơn.
BTV Quang Minh: Nhưng liệu có là mạo hiểm hay không khi mà một quyết định sai của người học sẽ dẫn đến 4 hoặc 5 năm và ảnh hưởng đến tương lai của chất lượng nguồn nhân lực?
PGS Trần Ngọc Anh: Chính xác.
Vai trò của Nhà nước không phải là xông ra để cung cấp dịch vụ này.
Vai trò của Nhà nước không phải là chặn các giấy phép để cho họ không được mở ra để tăng sự cạnh tranh.
Vai trò của Nhà nước là có những quy định đúng, và các trường như vừa nêu trong phóng sự vừa rồi không đạt tiêu chuẩn thì đóng cửa. Tôi hoàn toàn đồng ý.
Vai trò quan trọng hơn của Nhà nước là cung cấp thông tin cho người đi học để họ biết trường đó chất lượng như thế, trình độ giáo viên như thế, cơ sở vật chất như thế. Phải có một chỗ để công bố thông tin này để người đi học lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, mình phải rất cẩn thận trong việc hạn chế sự cạnh tranh. Theo quan điểm của tôi là như vậy.
![]() |
Tại phiên "Đối thoại giáo dục" diễn ra ngày 31/7 ở TP.HCM, khi trình bày quan điểm của mình, dẫn lập luận của nhà kinh tế học nổi tiếng Adam Smith, PGS Trần Ngọc Anh phát biểu: "Chúng ta có một trường học tốt không phải nhờ vào lòng tốt của ông hiệu trưởng, các thầy cô giáo đấy là một phần mà chính là sự ích kỉ của họ. Tức là họ muốn để cho sự thành công của họ và thành công ấy gắn với chất lượng giáo dục mới đưa trường đó đi lên và đó chính là cơ chế thị trường trong giáo dục". |
BTV Quang Minh:GS Ngô Bảo Châu có bình luận gì thêm không vì tôi sợ rằng trong một cơ chế thị trường chưa thực sự hoàn hảo như ở Việt Nam thì mọi thông tin như đề xuất mà anh Ngọc Anh nói đều có thể bị làm méo mó ở một công đoạn nào đó?
GS Ngô Bảo Châu:Tôi cũng nghĩ là xã hội Việt Nam còn rất xa với một cơ chế tự chủ hoàn hảo, đặc biệt là tâm lý sính bằng cấp hay sự thăng tiến trong cơ quan Nhà nước, phụ thuộc rất nhiều vào bằng cấp. Bằng cấp có thực chất hay không người ta ít đặt câu hỏi, mà người ta hay đặt câu hỏi là anh có bằng hay không.
Khi có sự méo mó về mặt thị trường như vậy thì sẽ kéo theo sự méo mó trong đào tạo. Người ta sẵn sàng trả tiền để theo học những khóa học mà người ta biết là chất lượng không tốt, miễn là có cái bằng.
Vì thế nên là theo tôi nghĩ cơ quan quản lý vẫn nên có trách nhiệm can thiệp vào sự méo mó của thị trường.
BTV Quang Minh: Đó là một đặc thù rất Việt Nam và không có ở nơi khác?
GS Ngô Bảo Châu:Có lẽ là ở những nước kém phát triển như Việt Nam
PGS Ngọc Anh:Tôi muốn tranh luận với anh Châu một chút.
Quan điểm của tôi khi muốn cải cách giáo dục là mở bung ra. Tôi đang nói đến phương án ít can thiệp. Tất cả nhảy vào kinh doanh giáo dục lợi nhuận, phi lợi nhuận… Có hàng trăm trường đại học vào cạnh tranh, họ có thể đưa ra các sản phẩm tốt hay xấu.
Một thời gian sau, sẽ có một nhóm các trường đại học tập trung vào chất lượng, họ đi vào nhóm thị trường muốn mua chất lượng giáo dục cao, một số thì đưa loại chất lượng trung, số còn lại cung cấp chất lượng kém.
Thế thì, những trường tập trung vào chất lượng cao sẽ thành lập một hiệp hội giống như các nước khác và các hiệp hội đó sẽ đặt ra yêu cầu nếu muốn tham gia hiệp hội đó thì phải đảm bảo tiêu chuẩn này kia và họ sẽ kiểm tra.
Như vậy, sẽ có 20-30 trường tốt nhất sẽ thành một nhóm, loại trung sẽ thành một nhóm…Như thế dần dần sẽ hình thành các nhóm. Thị trường tự phân loại để phục vụ nhân dân các nhu cầu khác nhau.
"Để các trường tự sắp xếp theo thị trường như thế thì sẽ có một giai đoạn hỗn loạn và có thể mất 5-7 năm. Vai trò của nhà quản lý là làm sao để quá trình này ít xảy ra nhiều hỗn loạn đau đớn nhất"- PGS Trần Ngọc Anh |
Nhưng để các trường tự sắp xếp theo thị trường như thế thì sẽ có một giai đoạn hỗn loạn và có thể mất 5-7 năm.
Vai trò của nhà quản lý là làm sao để quá trình này ít xảy ra nhiều hỗn loạn đau đớn nhất.
Sự kiểm duyệt một chất lượng nhất định để cho những trường không có giáo viên, cơ sở gì vẫn đi bán bằng được thì phải loại bớt những loại trường đó đi, nhưng không nên cản trở khi người ta đến đăng ký thành lập trường, mình đưa ra các tiêu chuẩn quá chặt chẽ, khiến không nâng được sức cạnh tranh. Thế cho nên vai trò cũng rất là khó.
Nhưng theo tôi nghĩ, động lực thị trường vẫn là động lực quan trọng để nâng cao chất lượng, phục vụ nhân dân ở các nhu cầu khác nhau.
![]() |
PGS Đỗ Quốc Anh |
BTV Quang Minh:Mời thêm ý kiến của anh Quốc Anh. Bởi vì thực ra ở Việt Nam có rất nhiều ngành nghề kinh doanh được liệt vào dạng kinh doanh có điều kiện, có nghĩa là không thể nào anh cứ đăng ký là anh được phép kinh doanh.
PGS Đỗ Quốc Anh: Tôi cũng là một nhà nghiên cứu kinh tế. Thành ra cũng có suy nghĩ tương đồng hơn với anh Ngọc Anh. Tôi tin tưởng vào giải pháp lâu dài là giải pháp thị trường, tức là thị trường sẽ tự quyết định và tự phân cấp, phân tầng như anh Ngọc Anh nói.
Nhưng có lẽ tôi bảo thủ hơn một chút, tức là tôi rất muốn nhấn mạnh vào quá trình quá độ.
Để đạt được đến tương lai dựa hoàn toàn vào thị trường thì vai trò của Nhà nước như anh Châu nói cũng quan trọng. Cụ thể là trong việc cung cấp thông tin đầy đủ và giám sát về mặt thông tin. Nhưng bù lại, song song với chuyện đó là cố gắng giảm bớt rào cản về thủ tục, tăng thêm tính minh bạch về mặt thông tin.
Tức là đáng ra Nhà nước bỏ rất nhiều thời gian về việc xét duyệt thì bây giờ cố gắng đầu tư nhân lực và công sức vào việc tìm hiểu kỹ thông tin chính xác ở các trường đại học để có thể cung cấp thông tin tốt nhất cho người đi học và cho nhà tuyển dụng.
GS Ngô Bảo Châu:Tôi xin bổ sung một ý nhỏ, là tôi vẫn tin vào vai trò trong quản lý giáo dục. Nhưng mặt khác tôi cũng tin rằng tương lai của một nền giáo dục mà chúng ta cần hướng đến không phải là nền giáo dục đồng phục, đâu cũng giống đâu, mà cần sự đa dạng, có nhiều lựa chọn cho tất cả mọi người.
Tôi tin rằng con người rất khác nhau. Nhu cầu để họ phát triển được hết khả năng của mình là khác nhau. Vì vậy, bản thân giáo dục phải hết sức đa dạng.
![]() |
"Kim tự tháp" giáo dục đại học |
![]() |
Trong "trách nhiệm 360 độ", hiệu trưởng chịu trách nhiệm với các bên, trong đó sinh viên là đối tượng quan trọng nhất. Nguồn: Báo cáo "Minh bạch và Trách nhiệm giải trình là Động lực cải cách" của PGS Trần Ngọc Anh, PGS Đỗ Quốc Anh |
![]() |
Đề xuất cơ chế cạnh tranh |
Xem toàn bộ buổi đối thoại dưới đây: